Thành phố Cam Ranh nằm phía Nam tỉnh Khánh Hòa, với diện tích tự nhiên 327,0124 km2. Địa giới hành chính: Phía bắc giáp huyện Cam Lâm, phía Nam giáp huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Khánh Sơn và huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận. Cơ cấu hành chính: Thành phố được thành lập từ năm 2010, gồm 9 phường và 6 xã với 26 thôn, 78 tổ dân phố. Cơ cấu dân số: 33.860 hộ; 135.433 khẩu, trong đó nam 66.763 người, nữ 68.670 người, khu vực thành thị có 95.642 người, chiếm tỷ trọng 70,61%, khu vực nông thôn có 39.791, chiếm tỷ trọng 29,38%, trên địa bàn có 16 dân tộc sinh sống; trong đó người kinh chiếm tỷ lệ 93,03%, kế đến dân tộc Raglai, chiểm tỷ lệ 6,63%, còn lại các dân tộc khác. Từ năm 2005 đến nay, kinh tế Cam Ranh tăng trưởng bình quân hàng năm 11,8%. Tỷ số giới tính khi sinh dưới 110 bé trai/100 bé gái sinh ra; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng. Đến nay toàn thành phố có 100% Thôn, Tổ dân phố đăng ký xây dựng danh hiệu Thôn, Tổ dân phố văn hóa, hàng năm đạt trên 95% gia đình văn hóa. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, công tác gia đình trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ổn định, phát triển theo tinh thần Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2005 đến nay, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác gia đình, cụ thể: Quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 về phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 960/KH-UBND ngày 31/3/2017 về việc thực hiện Đề án "Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam" giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố; Chương trình số 07/CTPH-UBNDTP-HLHPN ngày 7/6/2013 về phối hợp đẩy mạnh công tác vận động xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch số 1708/KH-UBND ngày 2/6/2016 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15 năm ngày Gia đình Việt Nam trên địa bàn thành phố (28/6/2001-28/6/2016). Tăng cường phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt công tác gia đình; Hàng năm, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tham mưu UBND thành phố giao nhiệm vụ chỉ tiêu thực hiện công tác gia đình cho UBND các xã, phường; đôn đốc, kiểm tra nhiệm vụ giao. Duy trì giao ban quý, năm và lồng ghép nhắc nhở nhiệm vụ vào các đợt kiểm tra kinh tế xã hội của UBND thành phố. Tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện công tác gia đình ở các xã, phường để có cơ sở đánh giá xếp loại cuối năm các đơn vị. Nội dung kiểm tra tập trung công tác xây dựng ban hành văn bản triển khai thực hiện, công tác bố trí nguồn kinh phí điều tra, thu thập, thống kê số liệu về gia đình, công tác duy trì hoạt động của các mô hình PCBLGĐ, công tác giải quyết đơn thư khiếu kiện về bạo lực gia đình, công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình đến người dân. Qua kiểm tra chưa phát hiện trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý vi phạm; đã từng bước nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cán bộ trực tiếp thực hiện mô hình, các thành viên câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, và nhóm PCBLGĐ. Kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà địa phương đề xuất; đồng thời hướng dẫn địa phương khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Kết quả công tác gia đình triển khai hiệu quả hơn, nhận thức của người dân về công tác gia đình ngày càng được nâng cao; kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng được nâng lên, mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh, tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở; các hình thức tổ hoà giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng được phát triển; giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Hàng năm, UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai tổ chức các hoạt động truyền thông về gia đình bằng các hình thức phong phú đa dạng như: Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn xã, phường; tổ chức hội thi Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, hội thi thông tin cổ động có nội dung về gia đình, liên hoan các làng văn hóa, hội thi gia đình vào bếp với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấp áp yêu thương”; hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật; tổ chức tọa đàm cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hưởng ứng ngày quốc tế hạnh phúc 20/3; tổ chức các lớp tập huấn về công tác gia đình; duy trì sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững ở các khu dân cư… Thông qua các hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và nhiệm vụ PCBLGĐ như: Chỉ thị số 55/CT-TW ngày 28/6/2001 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chỉ thị số 49; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật PCBLGĐ; Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình.. Cổng thông tin điện tử thành phố cập nhật 250 tin, bài tuyên truyền các nội dung liên quan công tác gia đình; 1.240 cuộc truyền thông nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày gia đình Việt Nam 28/6, ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10; Thực hiện 13.080 lần tuyên truyền trên đài truyền thanh cơ sở; Tổ chức 200 hội nghị giới thiệu, phổ biến Chỉ thị số 49-CT/TW, Luật PCBLGĐ, các văn bản pháp luật khác về công tác gia đình cho 10.086 lượt cán bộ, hội viên tham dự; thực hiện 3.500 buổi tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, tổ dân phố; hòa giải 631 vụ việc mâu thuẫn gia đình có liên quan đến BLGĐ, trong đó có 436 vụ hòa giải thành; tổ chức 128 hội thi có lồng ghép nội dung công tác gia đình; 30 hội thi và liên hoan các Làng văn hóa, các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; Tổ chức thi tìm hiểu về Luật PCBLGĐ, Luật hôn nhân gia đình năm 2013, có 1.224 bài dự thi; Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ mở 13 lớp tuyên truyền về Luật PCBLGĐ, Luật bình đẳng giới cho 1.221 lượt cán bộ Hội; 200 lớp tập huấn tại các xã, phường, quán triệt 4 phẩm chất đạo đức: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” cho 9.086 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ; 05 lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức giới, kỹ năng lãnh đạo, giám sát và phản biện xã hội cho cán bộ chủ chốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về gia đình ở cơ sở được phát huy từ các mô hình câu lạc bộ như câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, câu lạc bộ ông bà cháu, câu lạc bộ sức khỏe sinh sản, câu lạc bộ người cao tuổi, các tổ hòa giải... Ngoài ra kết hợp lồng ghép tuyên truyền vận động vào các cuộc sinh hoạt khu dân cư, kết hợp sơ tổng kết khu dân cư hàng năm vào ngày Hội đại đoàn kết toàn dân 18/11 đã góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm và hành động trong công tác gia đình của cá nhân, gia đình, cộng đồng, hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến gia đình.
Từ khi có Chỉ thị số 49-CT/TW, Luật PCBLGĐ có hiệu lực thi hành, mặc dù chưa có cuộc điều tra tổng thể trên phạm vi toàn thành phố nhưng theo báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu theo Kế hoạch chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trên địa bàn thành phố Cam Ranh, đến nay, công tác gia đình trên địa bàn thành phố từng bước ổn định, củng cố, gia đình ít con, đời sống gia đình ngày được nâng lên, hạnh phúc, kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển; tình hình về BLGĐ có sự giảm mạnh rõ rệt qua các năm. Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, sự phối hợp đồng bộ các ngành, đặc biệt UBND thành phố đã chủ động phổ biến, quán triệt đầy đủ các chính sách pháp luật Nhà nước về công tác gia đình đến từng cán bộ, công chức, đảng viên và tầng lớp nhân dân. Hàng năm, đều xây dựng, ban hành các văn bản, kế hoạch triển khai cụ thể theo chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh, đồng thời thường xuyên tăng cường kiểm tra, theo dõi việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra: 481 vụ BLGĐ; 07 vụ xâm hại tình dục trẻ em; 677 vụ ly hôn. Thực tế qua khảo sát, tình hình BLGĐ, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều hơn con số thống kê, lý do: nạn nhân bị BLGĐ, trẻ em bị xâm hại nhất là phụ nữ thường ngại, không mạnh dạn tố cáo với cơ quan chức năng; tâm lý “đóng cửa bảo nhau” hoặc vì muốn bảo vệ danh dự gia đình, dòng họ, cá nhân... dẫn đến các vụ mâu thuẫn, BLGĐ thường không được giải quyết ở địa phương mà giải quyết ở Tòa án, gây khó khăn trong công tác quản lý, ngăn chặn các hành vi về BLGĐ, xâm hại trẻ em. UBND thành phố chỉ đạo các ngành liên quan xử lý, giải quyết các vụ việc theo đúng quy định. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 104/104 thôn, tổ dân thành lập câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm PCBLGĐ, 15 đường dây nóng và 104 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng dân cư. Nhìn chung việc thành lập Mô hình can thiệp PCBLGĐ và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn nhất định như: không có kinh phí hoạt động, Câu lạc bộ còn lúng túng trong sinh hoạt định kỳ, kỷ năng hòa giải, can thiệp PCBLGĐ còn hạn chế…do vậy muốn phát huy tác dụng của các mô hình, trong những năm tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương và nhất là hướng dẫn nghiệp vụ kỹ năng sinh hoạt tập thể cho các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững cũng như hướng dẫn, quy định pháp luật về can thiệp, PCBLGĐ cho các nhóm PCBLGĐ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra các mô hình đảm bảo hoạt động hiệu quả, có chất lượng, chuyển biến tích cực.
Qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 49/CT-TW, cán bộ chính quyền, đoàn thể và cộng đồng đã có thay đổi về nhận thức, hiểu rõ hơn tầm quan trọng công tác gia đình nói chung và Luật PCBLGĐ nói riêng, công tác gia đình trên địa bàn thành phố được triển khai thiết thực, hiệu quả. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường đã tích cực, có nhiều cố gắng trong triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 49/CT-TW, Luật PCBLGĐ của Trung ương, Tỉnh được UBND thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, tạo ra sự thống nhất cơ bản về nhận thức cũng như trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của tầng lớp nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác tuyên truyền được các ngành, các cấp chú trọng thực hiện, tình trạng vi phạm về bình đẳng giới, BLGĐ được hạn chế; số gia đình hộ nghèo giảm hàng năm (năm 2019 còn 471, tỷ lệ 1,3%); Tổng số hộ gia đình có người nhiễm HIV, nghiện chất kích thích giảm hàng năm; số vụ ly hôn hàng năm giảm 20%; số vụ xâm hại tình dục trẻ em giảm đáng kể (năm 2018, 2019 không xảy ra vụ nào); số vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyến thống những năm gần đây không xảy ra (Năm 2019, không có trường hợp vi phạm). Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được các ngành quan tâm triển khai đúng quy định; Thực hiện tốt chính sách vay vốn, đến năm 2019, Ngân hàng chính sách xã hội cho vay, tổng dư nợ đối với 14.766 hộ, trong đó cho vay đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số 791 hộ; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa gần 300 căn nhà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục duy trì thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, phòng chống HIV/AIDS; kiểm tra, xử lý kịp thời các vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Hàng năm, các cấp ủy, chính quyền mặt trận và đoàn thể đã triển khai sâu rộng đến từng chi bộ, thôn, ban công tác mặt trận, các chi hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, hội người cao tuổi tổ chức thực hiện tốt công tác gia đình và nhiệm vụ PCBLGĐ, gắn với việc đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa ngay từ đầu năm, đây là một trong những tiêu chí góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của cán bộ và nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ gia đình; Công tác triển khai thi hành LuậtPCBLGĐ được triển khai đồng bộ; đến nay có 100% thôn, tổ dân phố xây dựng các mô hình can thiệp PCBLGĐ với nhiều nội dung, hình thức phong phú, giúp cho người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là nắm rõ được các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc PCBLGĐ, xây dựng gia đình hoà thuận, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc bền vững, góp phần lớn cho việc giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại: Cán bộ phụ trách công tác gia đình ở
cơ sở chưa ổn định, có sự thay đổi phân công thực hiện nhiệm vụ giữa công chức
phụ trách Văn hóa – Thông tin và cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cán
bộ phụ trách công tác gia đình là kiêm nhiệm, chưa có chuyên môn nghiệp vụ nên
còn lúng túng trong tham mưu thực hiện công tác gia đình ở địa phương; Công tác thống kê số liệu về gia đình,
BLGĐ ở cơ sở còn rất khó khăn do chưa có đội ngũ cộng tác viên trong điều tra
thu thập số liệu về gia đình, do đó ảnh hưởng đến chất lượng nội dung báo cáo
theo quy định; Công tác phối hợp giữa các cấp, các
ngành chưa chặt chẽ đồng bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung báo cáo, tổng
hợp số liệu của cơ quan Thường trực báo cáo với cơ quan cấp trên; Việc xử lý các hành vi vi phạm liên
quan công tác gia đình chưa kịp thời; công tác tư vấn, giải quyết mâu thuẫn
trong gia đình theo pháp luật còn hạn chế;Kinh phí thực hiện công tác gia đình
còn hạn chế nên khó khăn trong triển khai thực hiện, đặc biệt mô hình PCBLGĐ ở các xã, phường. Nhìn
chung việc thành lập Mô hình can thiệp PCBLGĐ
và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn nhất định như: không có
kinh phí hoạt động, Câu lạc bộ còn lúng túng trong sinh hoạt định kỳ, kỷ năng
hòa giải, can thiệp PCBLGĐ còn hạn chế…do vậy muốn phát huy tác dụng của các mô
hình, trong những năm tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn
thể, sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương và nhất là hướng dẫn nghiệp
vụ kỹ năng sinh hoạt tập thể cho các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững
cũng như hướng dẫn, quy định pháp luật về can thiệp, PCBLGĐ cho các nhóm
PCBLGĐ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra các mô hình đảm bảo
hoạt động hiệu quả, có chất lượng, chuyển biến tích cực.
Trong thời gian đến, thành phố Cam Ranh tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và cộng đồng về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới nội dung và giải pháp truyền thông về Luật PCBLGĐ. Giáo dục những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong cuộc sống gia đình. Chú trọng ngăn ngừa thông tin và sản phẩm văn hóa xấu bên ngoài tác động vào gia đình; Thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và tạo điều kiện để gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi, ổn định cuộc sống. Tập trung nguồn lực, thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp, mở rộng chính sách khuyến khích để phát triển kinh tế hộ gia đình. Có chính sách và biện pháp cụ thể để xây dựng gia đình, bảo đảm sự phát triển bền vững của gia đình; Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, bất bình đẳng giới trong gia đình. Tăng cường hỗ trợ gia đình thực hiện các chức năng của gia đình; tiến hành các giải pháp can thiệp nhằm giảm các yếu tố rủi ro đối với gia đình. Xử lý nghiêm các hành vi BLGĐ;Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình và PCBLGĐ tại các xã, phường; Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ phụ trách và cán bộ trực tiếp thực hiện các mô hình PCBLGĐ. Hàng năm tổ chức đánh giá và biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác gia đình và PCBLGĐ; Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên nồng cốt là lực lượng tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường; thành viên các nhóm PCBLGĐ và Ban chủ nhiệm CLB gia đình phát triển bền vững, tổ hòa giải… cần thực hiện kiên trì, thuyết phục, linh hoạt trong giải quyết sự việc. Trong công tác hòa giải lấy mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc là chính, xây dựng cởi mở tạo sự hòa hợp trong từng thành viên của gia đình.
NTT